Tuỳ Duyên là gì?

 

SỐNG HẠNH TUỲ DUYÊN

-Trên đường tu lắm sự nhọc nhằn, gian truân, đôi khi Chướng duyên trùng trùng nổi lên cả những người mới phát Tâm tu tập hoặc Tu đã có thời gian, nên Tổ Sư Đạt Ma xưa đã chỉ dạy 4 hạnh giúp người Tu học vượt qua Chướng duyên.

Lấy đó làm phương châm tiến Đạo cho thế hệ sau.

Trong đó có hạnh: Tuỳ Duyên.

Không phải là phó mặc cho cuộc đời muốn ra sao thì ra, không quan tâm đến điều gì, hoặc ai làm gì ta cũng mặc kệ, mà ở cảnh nào ta sống theo cảnh ấy.

Như ở cảnh giàu sang ta sống theo cảnh giàu sang, cảnh nghèo ta sống theo cảnh nghèo, cho đến hoạn nạn, bị người đặt điều nói xấu, vỡ nợ...cũng đều như vậy.

Tùy duyên ở đây còn là không vì giàu có tài năng mà sanh Tâm kiêu ngạo, không phải vì Nghèo mà tự ti, mặc cảm. 

Cho đến làm ăn không thành, chuyện tình cảm tan vỡ đều không vì đó mà Suy sụp, đòi sống đòi chết, đâm đầu đi Tự Tử.

Vì tất cả cảnh đều đến rồi đi, hiện rồi biết mất, như gương đến thì lưu hình, rời đi thì chẳng dấu vết.


Nếu chìm trong Khổ đau, thì cứ dày vò mãi không thôi, còn nếu muốn tìm đường ra, sao chỉ cần 1 câu nói, 1 thời gian Tu tập liền thay đổi.

Đó chẳng phải là cái đến rồi đi, không thật sao?

Như trong điển cố:" Giấc Mộng Kê Vàng", Lữ Tổ trong Bát Tiên, ngủ nằm mộng thấy cả 1 cuộc đời trải qua bao cảnh Thịnh, Suy, được mất mấy mươi năm.

Đến khi giật mình tỉnh giấc thì nồi Kê trên Bếp vẫn còn nấu chưa chín

Cuộc đời như chóng vánh như 1 giấc mộng vẫn còn chưa xong!!! Từ đó mà đạo Nghiệp Ngài tăng tiến, đứng đầu trong Bát Tiên. 


- Đức Phật cũng nói 1 bài kệ trong Kinh Kim Cang rất hay: 

" Tất cả Pháp Hữu Vi

Như Mộng cũng như Huyễn

Như Sương như Ánh chớp

Hãy quán chiếu như thế".

Hay Đức Khổng Tử xưa bị vây khốn nơi đất Trần, lương thực không có đã 7 ngày, Ngài vẫn thản nhiên đệm đàn ca hát.

Đệ tử hỏi Ngài:" Sao trong cảnh Sống chết tới nơi, Thầy vẫn vui cười là sao?" 

Ngài đáp:" Cái gì mà ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không được như ý, đó chẳng phải là Thiên ý sao, buồn rầu ích chi".

Và hôm sau Ngài liền được tiếp tế lương thực. 

" Mọi việc sẽ đều được giải quyết ổn thoả", nên cả cuộc đời Ngài đều an nhiên như thế! 


Cuộc đời của Tam Tổ Thừa Viễn cũng nêu bật lên Tuỳ duyên như thế, sau khi Ngài tu hành tỏ Ngộ, Ngài lên Hoành Sơn tịnh tu.

Thí chủ nào biết tới cúng thức ăn thì Ngài dùng, hôm nào không ai cúng thì ăn Bùn đất, tuyệt đối không đi quyên xin.

Ngay cả chùa chiền, do Đức của Ngài lớn mà tín chúng tự góp công góp của xây dựng nên đồ sộ, Ngài vẫn thản nhiên không ngăn cản cũng không khuyến khích. 

Ngài chỉ 1 lòng khuyên người Tu Đạo, niệm Phật, lòng không cầu nhưng rốt cuộc lại có đầy đủ cả.


Hoặc như bạn sanh ra không đẹp, không gì phải buồn khổ cả, có cách mà!!!

Cảnh tuỳ tâm chuyển, lấy chuyển Tâm thông qua Tu tập để chuyển Nhan sắc bề ngoài, thì không những Đẹp mà còn có Duyên, chưa đẹp thì sẽ đẹp.

Hoặc xấu mà cũng có Duyên nữa.

Ai nhìn cũng yêu mến, ai cũng thích gần gũi.


Mình dùng nội lực để thay đổi ngoại cảnh, cách này bền vững và không có tác dụng phụ, nuôi dưỡng từ Gốc.

Còn nếu chỉ chăm chăm Đập đi xây lại, chỉ được cái là nhanh, nhưng là nuôi từ Ngọn, thu hoạch chỉ 1 mùa, hoặc thời gian ngắn. 

Vì phá vỡ đi tính tự nhiên, tính quân bình của tạo hoá, tổn hại Phúc đức rất lớn, lãi nhỏ nhưng lỗ nặng. 


Hiểu được bản chất như thế, thì các việc tương tự khác cũng thế, nên ở hoàn cảnh nào mình cũng không bị ràng buộc, bị cột chặt không thoát ra được, mà tự tạo được cho chính mình niềm vui.


Sự An Lạc, Hạnh Phúc trong nội tâm mới là thứ dược liệu trị Bá bệnh.

Được điều đó thì hạnh Tuỳ Duyên là điều chúng ta có thể áp dụng được.

-Sưu tầm.

Nhận xét

Đăng nhận xét